Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển về Trung tâm chiếu khán quốc gia NVC và khi hồ sơ đến lượt giải quyết, đương đơn cần chuẩn bị tài liệu cần thiết cho giai đoạn này.

Anh chị em ruột thịt đã không liên lạc với nhau trong nhiều năm vậy họ có còn đủ điều kiện để mở hồ sơ diện F4 hay không? Cùng Di Trú Và Quốc Tịch tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời.
Theo Luật Di Trú, khi một công dân hay thường trú nhân dự định mở hồ sơ bảo lãnh thân nhân đang sinh sống ngoài Hoa Kỳ thì giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải có sự tương tác với nhau trong những năm gần nhất trước khi hồ sơ bảo lãnh được mở. Đặc biệt, đối với diện bảo lãnh anh chị em, sự tương tác này là cần thiết để chứng minh mối quan hệ ruột thịt ngoài những bằng chứng về mặt pháp lý.


Người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải liên lạc với nhau để chứng minh mối quan hệ

Ngoài ra, người bảo lãnh cần đáp ứng các yêu cầu sau để có thể bảo lãnh anh chị em định cư Hoa Kỳ:

Trước hết người bảo lãnh phải là công dân Mỹ, ít nhất là 21 tuổi mới có thể nộp hồ sơ bảo lãnh.
Người bảo lãnh phải chứng minh được mối quan hệ anh chị em thật sự với người được bảo lãnh. Họ có thể là được sinh ra cùng cha cùng mẹ hoặc ít nhất là cùng cha hoặc cùng mẹ.

Tiến trình của hồ sơ bảo lãnh diện F4:

1. Nộp đơn bảo lãnh tại Sở Di Trú (USCIS)

Để nộp đơn bảo lãnh cho anh chị em Công dân Mỹ cần phải chứng minh mối quan hệ của họ là anh chị em, cách đơn giản nhất là dùng khai sanh để chứng minh có cùng cha cùng mẹ hoặc cùng một cha hoặc cùng một mẹ.

2. Giai đoạn tại Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC)

Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển về Trung tâm chiếu khán quốc gia NVC và khi hồ sơ đến lượt giải quyết, đương đơn cần chuẩn bị tài liệu cần thiết cho giai đoạn này.

3. Phỏng vấn xin visa định cư

Sau khi nhận được thư mời phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán, đương đơn cần tiến hành khám sức khoẻ, chích ngừa và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết mang theo đến buổi phỏng vấn.

Tại giai đoạn này, ngoài những giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ ruột thịt, người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải đưa ra những bằng chứng chứng minh có liên lạc với nhau như thư từ, email, hình ảnh chụp chung, giấy gửi tiền, quà cáp (nếu có)…

Vì vậy những trường hợp đã lâu không có sự tương tác qua lại có thể bị nghi ngờ mối quan hệ và nguy cơ bị từ chối cấp thị thực định cư.

Thời gian chờ đợi

Vì đây là một hình thức bảo lãnh định cư có giới hạn số lượng hằng năm nên sau khi nộp hồ sơ phải chờ đợi theo thứ tự, mỗi tháng Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia sẽ thông báo lịch chiếu kháng và thông báo kết quả những hồ sơ có ngày ưu tiên nào sẽ được cứu xét tới. Thời gian chờ đợi có thể kéo dài nhiều năm tùy theo số lượng hồ sơ được cứu xét.

Một điều cần lưu ý là bạn cần thường xuyên chú ý đến hồ sơ của mình trong thời gian chờ đợi vì có thể Sở Di Trú sẽ yêu cầu thêm một số bằng chứng hoặc những tài liệu cần thiết và những lúc đó bạn cần phải bổ túc ngay khi có thể vì nếu không trả lời kịp thời Sở Di Trú sẽ từ chối hồ sơ và bạn phải trở về vị trí ban đầu.