Những trường thuộc hệ thống giáo dục của Quebec đưa ra mức học phí rất ưu đãi, thậm chí là miễn phó cho các chương trình dự bị đại học 2 năm hoặc dạy nghề 3 năm được cấp bằng. Chính phủ Canada đã cho phép Quebec chọn cấu trúc giáo dục này để đảm bảo việc khuyến khích học sinh sau trung học được ưu tiên trong việc nhập học bậc đại học.
Quebec là tỉnh bang lớn nhất của Canada, còn thường được gọi với cái tên “tỉnh bang tươi đẹp” bới phong cảnh thiên nhiên và khí hậu dễ chịu nơi đây, là nơi cư trú của hơn 7 triệu người, Quebec là một vùng đất đa văn hóa, nhiều sắc tộc và có chất lượng sống cao, được mệnh danh là “Châu Âu của vùng Bắc Mỹ” với hai thành phố lớn thường được biết đến là Montreal và Quebec. Đối với dân nhập cư, ngoài điều kiện sống và khí hậu dễ chịu thì Quebec còn cực kỳ thu hút bởi chất lượng của hệ thống và phương pháp giáo dục Canada được thể hiện rõ ràng ở nơi đây.
Hệ thống Giáo dục ở Quebec – Canada
Quebec là một trong những đại diện xuất sắc của nền giáo dục Canada, hệ thống các trường đại học nơi đây được đánh giá có chất lượng hàng đầu vùng Bắc Mỹ, đặc biệt hơn đó là mức học phí rất nhiều ưu đãi so với các vùng khác ở Canada nói riêng và châu Mỹ nói chung. Luật pháp Canada quy định tất cả các công dân dưới 20 tuổi của quốc gia này được hưởng một nền giáo dục miễn phí cho tới khi tốt nghiệp trung học. Riêng ở tỉnh bang Quebec, các bậc tiểu học và trung học còn được tài trợ một cách công khai trong việc học tập với môi trường song ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Pháp.
Là thành phố Pháp lớn thứ hai chỉ sau Paris, điều lệ ở thành phố Quebec bắt buộc học sinh phải sử dụng tiếng Pháp trong quá trình học tập. Quy định này là một biểu hiện của sự nỗ lực bảo tồn tiếng Pháp và văn hóa Pháp tại Canada. Tại đây, tiếng Anh chỉ được xem là một ngôn ngữ phụ. Tuy nhiên, đối với các trường học tư nhân ở Quebec thì không cần thiết phải tuân thủ quy định này, và tỉnh bang này cũng là nơi có tỷ lệ các trường tư thục cao nhất Canada.
Thành phố Quebec
Quebec có một hệ thống trường công lập duy nhất trong Canada. Trong khi hầu hết các tỉnh của Canada công khai cung cấp tài trợ cho các trường vào cuối lớp 12, học sinh trung học của Quebec nhận được bằng sau khi tốt nghiệp lớp 11. Sau khi hoàn tất trung học, sinh viên Quebec có thể tham dự miễn phí dự bị đại học hoặc các chương trình dạy nghề thông qua hệ thống CEGEP của tỉnh.
Tại thành phố Quebec có một hệ thống trường công lập được đánh giá có chất lượng cao nhất Canada. Học sinh trung học tại Quebec có thể được nhận bằng sau khi tốt nghiệp lớn 11 và tùy quyền quyết định việc tham gia dự bị đại học hoặc các chương trình dạy nghề một cách hoàn toàn miễn phí.
Những trường thuộc hệ thống giáo dục của Quebec đưa ra mức học phí rất ưu đãi, thậm chí là miễn phó cho các chương trình dự bị đại học 2 năm hoặc dạy nghề 3 năm được cấp bằng. Chính phủ Canada đã cho phép Quebec chọn cấu trúc giáo dục này để đảm bảo việc khuyến khích học sinh sau trung học được ưu tiên trong việc nhập học bậc đại học.
Trường đại học Quebec tại thành phố Montreal
Chính phủ Québec dành ra 6,9 % tổng sản phẩm nội địa cho giáo dục.
Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OCDE.
Tỷ lệ thất nghiệp của người có bằng đại học thấp, ở mức 4,9 % (năm 2013).
Tại Quebec có 9 trường đại học nổi tiếng, trong đó bao gồm:
Bốn trường đại học nói tiếng Pháp
– Đại học Montréal.
– Đại học Laval.
– Đại học Sherbrooke.
– Đại học Québec, gồm mười cơ sở tọa lạc ở nhiều vùng của Québec.
Ba trường đại học nói tiếng Anh
– Đại học McGill.
– Đại học Concordia.
– Đại học Bishop’s.
Hai trường chi nhánh của Đại học Thành phố Montréal
– Trường thương mại cao cấp Montréal.
– Trường bách khoa Montréal.
Các trường đại học danh tiếng thế giới tại Quebec.
McGill: xếp hạng thứ 21 trong các trường đại học tốt nhất thế giới (Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2014/15).
Trường thương mại cao cấp Montréal: xếp hạng thứ 22 trong các trường tốt nhất cung cấp chương trình MBA ngoài Hoa Kỳ (Forbes, 2013).
Đại học Montréal: xếp hạng thứ 83 trong 800 đại học trên thế giới (Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2014/15).
0 Comments