ASIC đã khởi tố ông Junus hồi năm nay, sau khi ông biến mất mà không cung cấp thông tin một trong những công ty của ông, công ty Crown International Enterprises, cho bên thanh lý phá sản.
Thế giới ngầm của những cơ quan di trú và dịch vụ làm visa không có giấy phép
Theo điều tra của Fairfax Media, ông Teddy Junus, 43 tuổi, một doanh nhân giàu có đang sống ở vùng North Shore, người đã xây dựng được mối quan hệ với những nhân vật cộm cán như Tony Abbott, Andrew Robb và Kevin Rudd – bị cáo buộc đã gian lận làm giả visa 457 và 163, kiếm được từ mỗi hồ sơ $15,000 tới $310,000 mà hầu hết các khách hàng đều mất trắng tiền mà không nhận được visa.
Cảnh sát NSW và Bộ Di trú liên bang đã phát hiện ra một thế giới ngầm của những cơ quan di trú và dịch vụ làm visa không có giấy phép, thu lợi hàng chục ngàn đô la từ những người Trung Quốc đang rất mong muốn đến Úc.
“Trong cộng đồng người Hoa, hình thức kinh doanh này luôn dựa trên danh tiếng. Nếu một người nào đó nói ông ta có kinh nghiệm, ông ta hữu ích, có thể làm nhiều việc, thì những người khác sẽ tin,” một nạn nhân cho biết. Ông này từng là bạn thân của ông Junus, nhưng giờ đang bị ông Junus nợ tới $790,000.
“Nhiều người được giới thiệu đến ông Junus thông qua bạn bè và đối tác làm ăn. Họ được cho biết phải trả trước một nửa chi phí từ vài chục đến vài trăm ngàn đô la và ký một hợp đồng viết tay hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Tất cả 5 nạn nhân mà Fairfax Media phỏng vấn đều không tiết lộ danh tính do lo sợ và xấu hổ.
Họ nói họ được giới thiệu đến ông Junus thông qua bạn bè và đối tác làm ăn. Họ được cho biết phải trả trước một nửa chi phí và ký một hợp đồng viết tay hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Ông Junus hiện giờ đã đóng cửa văn phòng ở đường Pitt, Sydney, nơi trước đây từng được trang hoàng bằng những bức ảnh của ông với các nhân vật cộm cán.
Ông đã từng chụp ảnh với cựu Thủ tướng Tony Abbott, cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb và Clive Palmer tại những sự kiện của cộng đồng doanh nghiệp người Hoa.
Ông từng chụp ảnh với nhiều nhân vật có tên tuổi
Tuy nhiên , kể từ sau đó, việc kinh doanh của ông đã xuống dốc, ông phải rời bỏ dinh thự ở East Killara và bỏ cả văn phòng, sau khi một nữ nạn nhân đã dọa tự vẫn vì mất tiền.
Lập ra những công ty giả để thu lợi rồi biến mất
Ông Junus đã tự quảng cáo mình là một đại diện di trú, khiến cho bao di dân Trung Quốc hi vọng và đặt niềm tin rằng ông có thể lấy được visa tạm trú rồi từ đó xin thường trú.
Trong nhiều trường hợp, ông cũng đã xin được visa 457 cho những người mà ông khai là lao động được bảo lãnh bởi các công ty do chính ông lập nên.
Nhiều trường hợp khác, ông lập ra những công ty xuất nhập khẩu để bảo lãnh di dân theo visa 163, hay còn gọi là visa bảo lãnh chủ doanh nghiệp.
Một doanh nhân đã trả $865,000 để xin visa 457 và visa thường trú cho 10 người gồm bạn bè và họ hàng.
Doanh nhân này sau đó đã nộp đơn phá sản vào tháng Ba nhưng không thể tìm được ông Junus cùng toàn bộ số tiền.
Trong 5 đơn khiếu nại khác, với tổng số tiền khiếu nại là $1.3 triệu, các nạn nhân cho hay họ thường được hướng dẫn thực hiện thanh toán chuyển tiền vào nhiều tài khoản ngân hàng Trung Quốc.
ASIC đã khởi tố ông Junus hồi năm nay, sau khi ông biến mất mà không cung cấp thông tin một trong những công ty của ông, công ty Crown International Enterprises, cho bên thanh lý phá sản.
Khoảng 20 – 30 nạn nhân đã thành lập một nhóm ủng hộ trên mạng Weibo, nói tổng số tiền họ bị thiếu nợ lên tới hàng triệu đô la.
Một cựu nhân viên công ty đã xác nhận, trong lúc các nạn nhân đang khẩn thiết đòi lại tiền, thì ông Junus đã trả $100,000 cho tổ chức Chang Yung-Fa của Đài Loan để tài trợ cho dàn nhạc Evergreen Symphony Orchestra mà con gái ông là nghệ sĩ violon, đi lưu diễn tại Úc.
Hồi tháng 12/2016, vợ ông đã bán dinh thự của họ ở East Killara với số tiền $2.45 triệu.
Ông Junus, còn được biết dưới tên thật là Hsiung Chung, từ chối trả lời Fairfax Media.
Luật sư của ông cũng từ chối đưa ra bình luận, nói rằng cảnh sát vẫn đang điều tra.
Luật sư cũng nói ông chỉ theo xử lý điều tra hình sự, chứ không thể đưa nhận định về những chuyện tại sao ông Junus lại trốn tránh khách hàng hay ASIC, đồng thời phớt lờ lệnh tòa án.
Bộ di trú thì cho hay cuộc điều tra đang được Bộ di trú thực hiện
0 Comments