Tuy nhiên, tiếng Việt có nhiều cách nói để phân biệt ngữ nghĩa trong lúc tiếng Hàn dùng theo quy chuẩn từ ngữ do đó không thể bỏ được chữ Hán.

Khi nói tới luật sư, nhận thức chung là cảm giác e dè. Nghề luật sư thường tạo nên một nỗi sợ hãi không chính thức nào đó cho người đối diện. Sự khôn ngoan và kín đáo của người luật sư làm cho thân chủ có một ấn tượng thiệt thòi hay tin tưởng.
Vấn đề cốt lõi, khi tìm đến luật sư là ai cũng lo sợ tốn tiền. Trong những chiêu bài của cạnh tranh trong cuộc sống ở Hoa Kỳ, luật sư chính là vũ khí tự vệ cho nhiều người. Có người nói rằng ở Mỹ chỉ cần biết tự khai thuế và biết dùng luật sư là sẽ thành công như ý.


Luật Sư Min Hwan Ahn và các cộng sự của văn phòng luật di trú Min Hwan Ahn.

Khi ngồi trước luật sư di trú Min Hwan Ahn, người gốc Ðại Hàn, cảm giác đó hầu như tan biến vì khí chất thông minh nho nhã đặc biệt của người Ðông Á. Cảm giác tin tưởng về một tính cách chân thật áp đảo người đối diện.

Min Hwan Ahn cho biết, anh ta lớn lên ở Ðại Hàn Dân Quốc chuyên về Hán học sau đó di dân sang Hoa Kỳ học luật. Mặc dù về bề mặt, Hàn Quốc không còn dùng chữ Hán như người Nhật nhưng khi đi chuyên sâu vào các lĩnh vực khoa học, luật pháp, y tế, giáo dục… thì không thể nào không dùng đến Hán văn mặc dù cảm giác không thích Trung Quốc của người Hàn không khác gì Việt Nam.

Một thí dụ điển hình trong ngôn ngữ Triều Tiên là “Hàn ngữ” và “Hán ngữ” phát âm và viết giống hệt nhau. Nếu không dùng chữ Hán thì không thể nào phân biệt được chuyện câu chữ tưởng chừng rất căn bản. Tương tự như trong tiếng Việt, nam nhân (đàn ông) hoặc Nam nhân (người miền Nam) chỉ còn tùy vào câu văn để hiểu. Tuy nhiên, tiếng Việt có nhiều cách nói để phân biệt ngữ nghĩa trong lúc tiếng Hàn dùng theo quy chuẩn từ ngữ do đó không thể bỏ được chữ Hán.

Luật Sư Min Hwan Ahn cũng là một trong số rất ít Hàn kiều ở Mỹ còn theo đạo Phật. Khác với cộng đồng Việt Nam, Phật giáo được xem là tôn giáo chủ lưu. Người Hàn theo Phật giáo thường không có môi trường hoạt động trong cộng đồng vì bao nhiêu sinh hoạt của Hàn kiều ở Hoa Kỳ đều xảy ra trong nhà thờ Cơ Ðốc Giáo. Ngoài ra, còn có vấn đề tế nhị khác về người Hàn theo Phật giáo thường bị các bạn bè bà con xung quanh chất vấn về nơi xuất xứ và ngấm ngầm bị xem không theo kịp trào lưu tâm linh khi đến Hoa Kỳ.

Min Hwan Ahn muốn tìm một ngôi chùa Phật giáo để duy trì căn cước Ðông Á cho mình… Vì sự cô độc của người Hàn theo Phật Giáo ở Hoa Kỳ… Kể từ đó chúng tôi nói chuyện nghề nghiệp luật sư.

Với sự cảm thông sâu sắc của một di dân, Luật Sư Min Hwan Ahn tin tưởng vào sứ mệnh cứu người trong nghề nghiệp của mình. Anh tin rằng đất nước Hoa Kỳ rộng mênh mông, di dân hợp pháp hay bất hợp pháp cũng là một sự đấu tranh để tồn tại. Phải chăng những người tiên phong làm nên đất nước này đều là di dân bất hợp pháp? Do tùy vào quy ước của từng thời đại mà có một số luật pháp quá nghiêm khắc nhằm ác hóa chuyện di dân hoặc chỉ vì một chút cực đoan của một số chính khách mà Hoa Kỳ mất tính bao dung, không muốn cho người khác cơ hội để đến với giấc mơ Mỹ.

Nói về ưu thế và niềm tin vào công lý, Min Hwan Ahn tin rằng khi thân chủ của văn phòng luật của anh ta thắng, tức là toàn xã hội được thắng. Khả năng những trường hợp thắng kiện đều trở thành người Mỹ và tất cả hậu duệ của họ sau này. “Thật là tuyệt vời! Tuyệt đối không có ai thua trong các trận chiến pháp lý.” Min Hwan Ahn tin rằng đây chính là đạo lý của việc hành nghề luật.

Văn phòng luật Min Hwan Ahn còn chuyên trách về các loại VISA cho sinh viên du học, đầu tư, dựng vợ gã chồng, hay phụ trách ngay cả những trường hợp bị phiền phức bởi các tình trạng di trú như lỡ phải vi phạm một số tội tiểu hình. Luật pháp thường rất nghiêm khắc cho người di dân và hình phạt dành cho họ thường là sự đe dọa bị trục xuất. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, khi thân chủ đến với văn phòng Luật Sư Di Trú Min Hwan Ahn đều nhận được sự cảm thông và được bảo vệ tối đa.