Chính quyền bang sẽ căn cứ theo điều kiện sinh sống của từng trường hợp để cấp tiền. Người đăng ký phải chấp nhận điều tra để chứng minh tư cách đăng ký và lĩnh nhận trợ cấp.

Phúc lợi xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, chế độ phúc lợi xã hội của Mỹ tương đối hoàn thiện. Chế độ phúc lợi xã hội hiện hành của Mỹ được dần dần hoàn thiện sau khi thực thi phương án An toàn xã hội (Social Security Act) từ năm 1936. Phương án An toàn xã hội bao gồm các biện pháp phúc lợi như sau:


I. Bảo hiểm xã hội Liên bang

Bảo hiểm xã hội Liên bang được thiết lập cho những người có việc làm, bản thân những người vẫn đang làm việc và đã từng làm việc và người thân trong gia đình cũng có thể tham gia. Chủ yếu bao gồm tiền về hưu (Retirement Benefits), tiền dưỡng lão (Survivor’s Benefits), tiền dành cho người tàn tật (Disability Benefits) và tiền phúc lợi y tế (Medicare Benefits),…

II. Tiền trợ cấp thất nghiệp ( Unemployment Compensation)

Tại Mỹ chỉ cần là người xin nghỉ việc thất nghiệp, bất kể là người đó có khoản tiền tiết kiệm hay không đều được phép đăng ký. Thời gian trợ cấp thông thường là từ 6 ~ 9 tháng, căn cứ theo tình hình của từng bang mà có thể được kéo dài thời gian trợ cấp.

III. Tiền trợ cấp công cộng (Public Assistance)

Đây là trợ cấp được dành cho những người có thu nhập thấp hoặc những người khiếm thị, người già, người tàn tật và những gia đình không có thu nhập. Chính quyền bang sẽ căn cứ theo điều kiện sinh sống của từng trường hợp để cấp tiền. Người đăng ký phải chấp nhận điều tra để chứng minh tư cách đăng ký và lĩnh nhận trợ cấp.

IV. Phúc lợi của phụ nữ mang thai và nhi đồng

Đây là khoản phúc lợi được thiết lập để bảo đảm và gia tăng sức khỏe cho phụ nữ mang thai và nhi đồng, không cấp tiền mặt mà cung cấp các dịch vụ về sức khỏe.

Phương án an toàn xã hội mang tính toàn quốc, được lập ra để bảo đảm cho quyền lợi của tất cả mọi người. Trừ khoản tiền trợ cấp công cộng ra, phần lớn các biện pháp phúc lợi khác không phân biệt người giàu hay người nghèo đều được hưởng. Điều đáng nói là Cục an toàn xã hội quy định: người nhận tiền an toàn xã hội không nhất thiết phải ở tại nước Mỹ, để thuận tiện cho những người đã về hưu nhưng lại sinh sống ở nước ngoài.

Ngoài những chính sách phúc lợi nói trên được bao gồm trong phương án an toàn xã hội, nước Mỹ còn có rất nhiều phúc lợi xã hội liên quan tới các phương diện của cuộc sống và công việc, có mấy loại thường gặp sau đây:

1. Bảo hiểm việc làm

1.1. Tiền bảo hiểm thất nghiệp (Unemployment Insurance)

Tiền bảo hiểm thất nghiệp là 1 loại chế độ bảo hiểm. Hàng tháng trừ một khoản tiền trong tiền lương của người được bảo hiểm để nộp bảo hiểm, khi nào mà người được bảo hiểm bị thất nghiệp tức là có thể được nhận tiền bồi thường, tiền được bồi thường bằng một nửa số tiền lương của người đó.

1.2. Tiền bồi thường cho công nhân (Worker’s Compensation Program)

Do chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho chính quyền bang hoặc công ty bảo hiểm, công nhân bị tai nạn nghề nghiệp được đăng ký lĩnh tiền. Mức tiền bồi thường cụ thể và thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào khoản tiền mà chủ sử dụng đóng bảo hiểm là bao nhiêu, đồng thời cũng có thể được báo mức chi phí y tế nhất định. Tiền bồi thường công nhân được đăng ký cho cả những người không có quốc tịch Mỹ mà không ảnh hưởng tới việc sau này người đó chuyển đổi thân phận hoặc nhập tịch định cư Mỹ.

1.3. Tiền bảo hiểm tàn tật của bang(State Disability Insurance)

Toàn nước Mỹ chỉ có bang California, New York, New Jersay, Hawai và Puerto Rico có thiết lập loại bảo hiểm này, thiết lập riêng cho những người vì bệnh tật trong khoảng thời gian ngắn mà tạm thời không thể làm việc được. Nói cách khác, người được bảo hiểm trong khoảng thời gian bị bệnh vẫn trong chế độ còn làm việc, sau khi hồi phục lại bắt đầu làm việc, tiền bảo hiểm sẽ ngừng việc chi trả.

2. Trợ cấp cuộc sống cho người có thu nhập thấp (Public Service for Low Income Persons)

2.1. Phiếu lương thực (Food Stamp)

Bộ nông nghiệp Liên bang Mỹ giải ngân cho chính quyền các bang phát các phiếu lương thực, các phiếu lương thực này chỉ có thể đổi các nông phẩm được sản xuất tại Mỹ, không được đổi lấy tiền mặt, để cứu tế cho các gia đình có thu nhập thấp. Trợ cấp này chỉ dành cho công dân và người định cư Mỹ.

2.2. Trường học cung cấp bữa ăn giá rẻ hoặc miễn phí (School Lunch Program)

Đây là chương trình thực phẩm dinh dưỡng mang tính toàn quốc được chính phủ thiết lập để đảm bảo cho sức khỏe của học sinh. Những người không có quốc tịch Mỹ cũng có quyền lợi này.

2.3. Chương trình trợ cấp năng lượng trong nhà (Home Energy Assistance Program)

Chương trình này được thiết lập dành cho những gia đình có thu nhập thấp để giảm chi phí tiền than củi, tiền điện, những người không có quốc tịch Mỹ cũng được hưởng quyền lợi trong chương trình này. Tiền trợ cấp năng lượng ngoài việc giúp đỡ chi trả tiền than củi, tiền điện ra, còn có thể thay thế cho tiền sửa các thiết bị có liên quan tới sưởi ấm như lò sưởi, ống khói,…

2.4. Nhà ở công cộng giá rẻ (Public Low Income Housing)

Khoản phúc lợi này có 4 loại hình thức như nhà ở công cộng, nhà ở trợ cấp, trợ cấp tiền thuê nhà và nhà giá rẻ. Người đăng ký phải tròn 62 tuổi hoặc là người có thu nhập thấp, có một số trợ cấp nhà ở trong này yêu cầu đồng thời cả hai điều kiện nói trên.

3. Trợ cấp y tế

3.1. Trợ cấp tiền thuốc (Medicaid)

Không giống với bảo hiểm y tế, trợ cấp tiền thuốc là một chương trình bảo hiểm sức khỏe, được lập ra để cho những gia đình có thu nhập thấp, có thể đồng thời được hưởng bảo hiểm y tế nhưng chương trình này chỉ dành cho công dân và những ai định cư Mỹ.

3.2. Chương trình chăm sóc tại nhà (In Home Support Service)

Do chính quyền Liên bang, bang và huyện cùng chịu trách nhiệm, cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà và dịch vụ không phải là y tế cho người già 65 tuổi trở lên, người khiếm thị hoặc người tàn tật, khiến cho những người này có thể sống an toàn tại nhà, không cần vào nhà dưỡng lão hoặc các tổ chức y tế công cộng.