Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu khán.
Hơn một nửa danh sách chờ đợi trên toàn thế giới trong diện bảo lãnh F4, được bảo lãnh bởi anh chị em là công dân Hoa Kỳ. Những đương đơn diện này hiện nay phải chờ ít nhất 13 năm để được phỏng vấn xin chiếu khán.
Một công dân Mỹ có thể nộp Đơn Bảo Lãnh Thân Nhân Trực Hệ cho người hôn phối, cho các con (độc thân, dưới 21 tuổi) hoặc cha mẹ, hoặc cho hôn thê – hôn phu (fiancée). Còn tất cả những đơn khác thuộc diện bảo lãnh Gia Đình Theo Thứ Tự Ưu Tiên đều có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn và phải chờ đợi lâu hơn:
Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Nhất (tức diện F1) dành cho con độc thân, trên 21 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi trên 5 năm.
Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Hai (tức diện F2A) dành cho người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của người có Thẻ Xanh Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi hiện nay dưới 1 năm, và có thể lâu hơn trong tương lai gần.
Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm. Không có diện cấp chiếu khán cho các con đã lập gia đình của các Thường trú nhân Hoa Kỳ.
Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Ba (tức diện F3) dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ. Con dưới 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn của người được bảo lãnh có thể được di dân cùng cha mẹ đến Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của diện này hiện nay khoảng 10 năm.
Đơn bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Tư (tức diện F4) được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh chị em. Diện này có thời gian chờ đợi lâu nhất, hiện nay khoảng 13 năm. Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu khán.
Hiện nay, thời gian chờ đợi lên đến 10 năm hoặc hơn cho diện bảo lãnh anh chị em F4.
Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA):
Đây là đạo luật cho phép thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh của Sở di trú được trừ vào tuổi của trẻ em trong trường hợp các em đã quá tuổi, đặc biệt là những hồ sơ diện F3 và F4. Thí dụ, nếu người con 25 tuổi và đơn bảo lãnh được xét duyệt tại Sở di trú mất 8 năm mới được chấp thuận thì 8 năm này sẽ được trừ vào số tuổi thực tế 25 tuổi, và người con được tính là 18 tuổi theo Đạo luật CSPA và được phép đi theo cùng với cha mẹ.
Ngày Ưu Tiên (tức Priority Dates)
Tùy theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quyết định thời gian chờ đợi của mỗi diện bảo lãnh. Bộ Ngoại Giao thường phổ biến một bản Thông Tin Chiếu Khán mỗi tháng để thông báo ngày đáo hạn cấp chiếu khán. Để có thể được nộp đơn xin chiếu khán di dân (tại tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở ngoại quốc), hoặc xin chuyển diện cư trú (với Sở di trú USCIS nếu đang ở Hoa Kỳ), ngày ưu tiên của người được bảo lãnh phải trước ngày được thông báo trên bản thông tin chiếu khán liên quan đến diện bảo lãnh của họ. Lãnh sự không thể cấp chiếu khán trước khi đơn bảo lãnh có ngày đáo hạn.
Làm thế nào để rút ngắn thời gian chờ đợi?
Sẽ không có một dịch vụ nào cam kết có thể rút ngắn thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ. Tất cả hồ sơ bảo lãnh đều phải tuân thủ các trình tự của Luật Di Trú.
Để tránh mất thời gian chờ đợi nhưng kết quả không như mong đợi, người bảo lãnh và đương đơn cần chú ý những điều sau:
Tìm hiểu và chuẩn bi kỹ những tài liệu cần thiết để mở hồ sơ bảo lãnh, tránh tình trạng bị yêu cầu bổ sung gây mất thời gian.
Theo dõi tình trạng của hồ sơ để cập nhật kịp thời và đáp ứng các yêu cầu từ phía chính phủ.
0 Comments