Sau khi nhận con nuôi, đương đơn phải có bằng chứng chứng minh việc chung sống, nuôi nấng ít nhất 2 năm kể từ ngày được công nhận chính thức con nuôi.

Gia đình gồm vợ/ chồng và con cái của đương đơn chính trong hồ sơ bảo lãnh diện F4 có được định cư cùng không? Tham khảo bải viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này
Đối với diện bảo lãnh anh chị em bảo lãnh (F4), ngoài đương đơn chính thì vợ/chồng và con nhỏ của người đương đơn đó cũng sẽ được đi theo trong hồ sơ bảo lãnh. Cụ thể như sau:

Vợ/chồng của người được bảo lãnh có giấy hôn thú hợp pháp sẽ được đi theo.
Những người con không có gia đình và dưới 21 tuổi sau khi tính công thức khấu trừ (CSPA)


Đạo luật CSPA giúp người con quá 21 tuổi được định cư cùng gia đình

Công thức khấu trừ:
Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em hay còn gọi là Đạo Luật CSPA nhằm giúp những người con có thể hợp lệ xin thị thực di dân nếu người con đó vượt qua tuổi 21.

Theo đạo luật CSPA, công thức khấu trừ được tính như sau: lấy tuổi của những người con này vào ngày thị thực đáo hạn trừ đi thời gian được cứu xét ở Sở di trú (được tính từ ngày nộp đơn cho đến ngày được chấp thuận)

Trường hợp con nuôi:
Trong trường hợp đương đơn chính có con dưới 21 tuổi mà là con nuôi thì những người con nuôi này vẫn được đi theo với điều kiện:

Phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương công nhận việc nhận con nuôi.
Sau khi nhận con nuôi, đương đơn phải có bằng chứng chứng minh việc chung sống, nuôi nấng ít nhất 2 năm kể từ ngày được công nhận chính thức con nuôi.
Quan hệ của những người con nuôi này với cha mẹ ruột phải có sự chấm dứt, không có bất cứ sự liên lạc nào với cha mẹ ruột vì nếu có sự qua lại với cha mẹ ruột thì mối quan hệ con nuôi sẽ không được thành lập.