Luật mới cũng không cần quốc hội cho phép vì được cho rằng dựa trên Luật Di trú và Quốc tịch (Immigration and Nationality Act – INA) hiện hành.

Dự thảo luật doanh nhân quốc tế với đề xuất cấp visa tạm thời cho các doanh nhân nước ngoài nếu công ty của họ đáp ứng một số yêu cầu, theo quy định mới mà Chính phủ Mỹ đưa ra hôm 26/8.

Bản đề xuất dài 155 trang, có tên Quy định Doanh nhân quốc tế (International Entrepreuner Rule) do Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) soạn thảo, Nhà Trắng công bố ngày 26-8 để lấy ý kiến đóng góp của cử tri trong vòng 45 ngày trước khi văn bản cuối cùng được Tổng thống Barack Obama ký ban hành và có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017.

Theo dự thảo nêu trên, để nhận được visa này, các doanh nhân phải sở hữu ít nhất 15% một hãng khởi nghiệp của Mỹ, phải chứng minh được tiềm năng tăng trưởng của công ty, huy động được vốn từ các nhà đầu tư tên tuổi của Mỹ và có thể mang lại lợi ích lớn cho Mỹ.

Tìm hiểu thêm: Đầu tư định cư Mỹ


Tổng thống Obama trình bày sáng kiến “visa cho người khởi nghiệp” (startup visa) trong một chuyến làm việc tại Austin, Texas, tháng 8 năm ngoái. Sáng kiến này đã nhiều lần bị Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát bác bỏ

Luật này cho phép họ ở Mỹ tối đa 2 năm, sau đó họ có thể nộp đơn gia hạn thêm 3 năm nữa nếu công ty chứng minh được sức tăng trưởng và lợi ích cho người dân Mỹ như tạo việc làm, doanh thu, tăng đầu tư vốn, người dân Mỹ sẽ có 45 ngày để nêu ý kiến về đề xuất này. Luật mới cũng không cần quốc hội cho phép vì được cho rằng dựa trên Luật Di trú và Quốc tịch (Immigration and Nationality Act – INA) hiện hành.

Doanh nhân ngành nào cũng có thể nộp hồ sơ nhập cư theo diện này, song luật mới đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ. Do đó, thay đổi này nhận được sự ủng hộ của nhiều hãng công nghệ và cộng đồng khởi nghiệp.