Việc kiểm tra lịch chiếu kháng hàng tháng rất cần thiết để biết thời gian chờ cho hồ sơ bảo lãnh hai diện này.

Thường trú nhân hay còn gọi là thẻ xanh hợp pháp tại Mỹ có thể bảo lãnh con cái độc thân ( chưa đăng ký kết hôn ). Tuỳ thuộc vào độ tuổi của người con trên hay dưới 21 tuổi sẽ tương ứng với cách bảo lãnh và thời gian chờ đợi khác nhau.
Thị thực thường trú nhân bảo lãnh con có 2 trường hợp xảy ra:

Con dưới 21 tuổi, chưa có gia đình
Con trên 21 tuổi, chưa có gia đình


Thường trú nhân bảo lãnh con

Trường hợp 1: Con dưới 21 tuổi, chưa có gia đình (F2A)

Thường trú nhân có thể bảo lãnh cho con chưa có gia đình, dưới 21 tuổi. Tuy nhiên, việc bảo lãnh này phải chờ đợi theo ưu tiên F2A theo lịch chiếu kháng (visa bulletin) được công bố bởi Trung tâm chiếu kháng quốc gia (NVC) hàng tháng.
Thờ gian chờ thông thường từ 2 năm đến 5 năm

Trường hợp 2: Con trên 21 tuổi, chưa có gia đình (F2B)

Thường trú nhân có thể bảo lãnh cho con chưa có gia đình, trên 21 tuổi. Diện F2B thuộc diện ưu tiên vì vậy phải tuân theo thời gian chờ của lịch chiếu kháng được công bố bởi Trung tâm chiếu kháng quốc gia (NVC) hàng tháng.
Thời gian chờ thông thường từ 6 năm đến 10 năm

Việc kiểm tra lịch chiếu kháng hàng tháng rất cần thiết để biết thời gian chờ cho hồ sơ bảo lãnh hai diện này.

Lưu ý:

Đối với trường hợp thường trú nhân bảo lãnh con trên 21 tuổi chưa có gia đình, nếu trong thời gian bảo lãnh mà người con này có gia đình thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị hủy ngay lập tức.
Để tránh kéo dài thời gian chờ đợi, mỗi hồ sơ bảo lãnh diện F2A hay diện F2B cần chuẩn bị giấy tờ hoàn chỉnh trước khi nộp đơn để tránh tình trạng bị bổ sung hồ sơ.

Hồ sơ cần thiết:

Đơn xin bảo lãnh I-130
Bản sao thẻ xanh
Bản sao giấy chứng nhận kết hôn (giữa người bảo lãnh và người mẹ nếu có)
Bản sao khai sinh của con

Phí nộp hồ sơ bảo lãnh cho Sở Di Trú: 420$

Vấn đề bảo trợ tài chánh:

Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó.

Trong một số trường hợp, người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ nếu như không đủ thu nhập theo quy định của bảng hướng dẫn, có thể dùng tài sản để bảo trợ. Số tiền dùng tài sản để bảo trợ phải gấp 5 lần số tiền bị thiếu (theo bảng hướng dẫn tài chánh di dân).

Hồ sơ bảo trợ tài chánh:

Người bảo lãnh:

Bản sao thuế thu nhập của năm gần nhất
Bản sao 3 cùi lương gần nhất
Bản sao giấy phép kinh doanh (nếu có )
W2 (nếu có)
Giấy xác nhận việc làm (từ nơi làm) hoặc giấy tự xác nhận việc làm.
Mẫu đơn I-864

Người được bảo lãnh:

Bản sao giấy khai sinh
Bản sao hôn thú (nếu có)
Bản sao giấy ly hôn (nếu có )
Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu có )
Bản sao hộ chiếu
2 tấm hình 5×5 cm
Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Phỏng vấn tại Lãnh sự quán:

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại Lãnh sự quán đối với trường hợp thường trú nhân bảo lãnh cho con cái tương đối đơn giản và dễ dàng, chỉ cần thường trú nhân và người con chứng minh được mối quan hệ cha mẹ-con ruột thông qua những bằng chứng cụ thể.