Người Canada khá lạc quan trong lĩnh vực đầu tư tư nhân từ châu Á, nhưng vẫn không tin tưởng vào các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Canada. Cảm giác không tin tưởng này dành cho Trung Quốc là cao nhất (chỉ 11% ủng hộ đầu tư bởi các tập đoàn SOEs Trung Quốc), tiếp đến là Malaysia (13%) và Ấn Độ (20%).
Kết quả thăm dò của Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada (APFC) công bố ngày 29/8. APFC đã triển khai chương trình “Thăm dò Ý kiến Quốc gia” trong vòng 12 năm để tìm hiểu về ý kiến và thái độ của người dân đối với khu vực châu Á.
Năm nay, APFC đã thuê Hiệp hội Nghiên cứu EKOS tiến hành khảo sát 3.526 người thông qua bản khảo sát “Probit” trực tuyến. Chương trình khảo sát được tiến hành từ ngày 28/6-21/7 vừa qua.
Có hơn 1/3 (34%) những người được hỏi coi đất nước họ là một phần của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng so với mức 22% trong cuộc thăm dò tiến hành năm 2014. Kết quả cuộc thăm dò lần này cũng thể hiện mức độ ủng hộ tăng lên của người dân Canada đối với chính sách tăng cường hợp tác với khu vực châu Á của Chính phủ Canada.
Gần một nửa (48%) những người được hỏi nghĩ rằng tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với châu Á phải là ưu tiên trong chính sách đối ngoại, tăng so với mức 37% của năm 2014. Sự ủng hộ giành cho trao đổi văn hóa và giáo dục với châu Á cũng tăng mạnh so với hai năm trước: từ 53% lên 69% đối với trao đổi văn hóa và từ 43% lên 59% đối với giáo dục.
Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành APFC, Stewart Beck, trên nhiều lĩnh vực chủ chốt – từ hiệp định tự do thương mại tới hợp tác giáo dục – sự ủng hộ của người dân Canada về hợp tác với các đối tác châu Á đang trên đà tăng lên.
Trong vòng 15 năm, châu Á sẽ chiếm 50% GDP của toàn thế giới, 64% tầng lớp trung lưu và hơn 40% tiêu thụ của tầng lớp trung lưu toàn cầu. Kết quả thăm dò ý kiến quốc gia năm 2016 của APFC cũng cho thấy người dân Canada bắt đầu nhận ra sự quan trọng ngày càng tăng của khu vực châu Á đối với tương lai thịnh vượng và phát triển của Canada. Những cảm xúc này hướng tới cả Trung Quốc.
Theo kết quả thăm dò nói trên, người Canada cũng có “tình cảm tích cực” với Trung Quốc hơn so với năm 2014. Gần một nửa (49%) số người được hỏi nhìn nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc theo hướng “là cơ hội hơn là mối đe dọa”, trong khi năm 2014 chỉ có 41% có cùng quan điểm này.
Thêm nữa, 50% những người được hỏi đã nói rằng họ có thể ủng hộ một quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc nếu được cung cấp nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực quan hệ với châu Á mà người Canada cảm thấy “bối rối”.
Người Canada khá lạc quan trong lĩnh vực đầu tư tư nhân từ châu Á, nhưng vẫn không tin tưởng vào các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Canada. Cảm giác không tin tưởng này dành cho Trung Quốc là cao nhất (chỉ 11% ủng hộ đầu tư bởi các tập đoàn SOEs Trung Quốc), tiếp đến là Malaysia (13%) và Ấn Độ (20%).
Trong khi đó, số lượng người Canada tin tưởng tình hình cải thiện nhân quyền tại Trung Quốc có xu hướng giảm, với 35% cho rằng tình hình đã tốt hơn, so với mức 39% của năm 2014.
Ông Stewart Beck cho biết thêm rằng người dân Canada có thể ủng hộ việc tăng cường thương mại với châu Á nhưng không tách rời những lo ngại liên quan tới vấn đề nhân quyền.
Kết quả thăm dò cho thấy sự ủng hộ đối với việc khuyến khích tình trạng nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Canada đối với châu Á, với 76% người dân nói rằng chính quyền nên đề cập các vấn đề nhân quyền đối với các đối tác tiềm năng tại châu Á, không bỏ qua những vấn đề này cho các nước đó tự giải quyết. Kết quả thăm dò cũng phản ánh rằng người dân Canada ủng hộ tăng cường quan hệ với khu vực châu Á, nhưng chính phủ cần nêu cao giá trị và lợi ích quốc gia trong chiến lược can dự của mình.
0 Comments