Khoảng 20.000 năm trước, những cư dân đầu tiên đã vượt eo Bering để đến định cư tại những vùng lạnh giá phía Bắc lục địa Bắc Mỹ. Cuộc sống của người bản địa ngày một hưng thịnh, nhưng điều này đã thay đổi mạnh mẽ khi những nhà thám hiểm châu Âu xuất hiện.

Đất nước Canada có diện tích lớn thứ hai thế giới, là một trong những nước giàu tài nguyên nhất nhưng lại là một trong những quốc gia có tỉ lệ dân cư thưa thớt nhất thế giới, đứng thứ 31 về số dân. Dân số hơn 30 triệu người ở Canada phân bố không đều trên mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ: phần lớn các vùng đất phía Bắc không có người ở; khoảng 85% người Canada sống quanh 300km biên giới phía Nam, trong đó 62% tập trung ở Ontario và Quebec, gần Đại Hồ và sông St. Lawrence…

Người bản địa Canada
Khoảng 20.000 năm trước, những cư dân đầu tiên đã vượt eo Bering để đến định cư tại những vùng lạnh giá phía Bắc lục địa Bắc Mỹ. Cuộc sống của người bản địa ngày một hưng thịnh, nhưng điều này đã thay đổi mạnh mẽ khi những nhà thám hiểm châu Âu xuất hiện.

Về kinh tế và xã hội, người bản địa nói chung thu nhập thấp hơn những người Canada khác do sự phân biệt chủng tộc tồn tại trước đây, gần một nửa số dân này sống nhờ sự trợ cấp xã hội của chính quyền. Phần lớn người bản địa Canada sống trong các cộng đồng gọi là ‘’khu định cư’’ dành riêng cho chính phủ lập ra. Khoảng 614 cộng đồng người bản địa sống trọng 2.720 khu định cư có quy mô không giống nhau như thế.

Người bản địa đang tìm kiếm hình thức tự trị cho mình. Các hội đồng người bản địa điều hành phần lớn những công việc liên quan đến mình. Với sự thành lập vùng lãnh thổ Nuvanut, họ từng bước đạt được mục tiêu, hy vọng giành được vị trí xứng đáng trong xã hội đồng thời giữ được sự đa dạng của văn hóa truyền thống hàng ngàn năm.

Người Inuit ở Bắc Canada
Cho đến cách đây không lâu, những người Canada sống dưới đường vĩ tuyến 60 vẫn còn ngạc nhiên khi biết người Eskimo- nghĩa là ‘’ Kẻ ăn thịt sống’’ – tự gọi mình là Inuit. Inuit nghĩa là ‘’những người duy nhất’’. Cái tên này phù hợp hơn nhiều nếu ta biết họ đúng là những người duy nhất sinh sống trong vùng Bắc cực băng giá.

Cũng như những tộc người bản địa khác, người Inuit từng bị bỏ rơi, phân biệt. May mắn là đến cuối thế kỷ 20, chính quyền cũng như xã hội đã có những nhận thức theo hướng tích cực hơn, giúp cho cuộc sống của người Inuit có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ tử vong giảm trông tháy, tỷ lệ sinh tăng mạnh, trình độ được nâng cao, những kỹ năng và thành quả ngày càng được công nhận rộng rãi…

Trải qua hơn 5.000 năm, người Inuit đã tạo dựng một cuộc sống độc lập trong môi trường tưởng như không thể chịu đựng nổi cả về tinh thần lẫn thể xác. Nền văn hóa của họ đã nảy sinh và phát triển trong hoàn cảnh đó. Thiếu họ, bức tranh sinh động của xã hội Canada ngày nay hẳn kém rực rỡ đi nhiều.

Người Canada gốc Pháp – Người Canada gốc Anh
Bất kể là gốc Anh hay Pháp thì lịch sự của những cộng đồng này đều phức tạp hơn hẳn ở mẫu quốc của họ.

Khi Jacques Catier lập ra khu định cư tại Hochelaga và Stadacona bên dòng St. Lawrence, ông không biết rằng cộng động này rồi sẽ trở thành ‘’ đứa con lạc loài’’ bị nước Pháp bỏ rơi và nước Anh miễn cưỡng chấp nhận. Có vẻ như dù thế nào thì việc phải trở thành cộng đồng thiểu số trên mảnh đất – mà trong thâm tâm – do ông cha mình khai phá cũng khiến những người Canada gốc Pháp cảm thấy không thoải mái, đôi khi trở nên cực đoan. Họ liên tục bày tỏ lòng tự hào dân tộc sâu sắc, bản sắc văn hóa và chủ nghĩa truyền thống thâm căn cố đế, đặc biệt là tại Quebec.

Phía Anh là cộng đồng đa số; các sự kiện công cộng, băng rôn biểu ngữ cho tới đại diện chính quyền… đều có nguồn gốc Anh quốc. thế nhưng ngoài những xung đột nổi tiếng với người Pháp thì lịch sử của nền văn hóa Anglo – Saxon ở Canada tự bản thân cũng có nhiều điều phức tạp.

Quebec và Toronto cách nhau 800km. Quebec là một thành phố Pháp kiểu mẫu; cả sự bền bỉ chính trị, sự cô lập, sự hào nhoáng thị giác lẫn những tính chất thời xưa cũ đều gợi nhớ một thị trấn cổ dọc sông Rhine. Trong khi đó Toronto, trung tâm kinh tế của cả nước, lại là thành phố điển hình kết hợp giữa truyền thống Anh quốc với xu hướng ngả về nền văn hóa đại chúng Mỹ. Đến cả sự thành lập liên bang Canada năm 1867 cũng không thể đảm bảo hai thế giới này có thể hợp nhất lại với nhau.

Vậy nhưng, khi thời gian trôi qua, hình như hy vọng xuất hiện tại thủ đô Ottawa. Nơi đây đặt tòa nhà Quốc hội cũng như nhiều trụ sở cơ quan chính trị Anh quốc, dường nhưu là tinh hoa của Canada Anh quốc. Nhưng từ tòa nhà Quốc hội nhìn qua kênh Rideau và sông Ottawa sẽ thấy Hull – một thành phố điển hình Quebec với những dãy nhà, con đường, cửa hiệu của tầng lớp bình dân thu nhập thấp. Có rất nhiều cây cầu nối hai thành phố này với nhau, để khi chiều tối đến lại có rất nhiều người qua lại, vui chơi. Chỉ cần bước qua những cây cầu này, ngôn ngữ đột ngột thay đổi, tương lai thay dổi, những thành kiến và những ấn tượng bất di bất dịch hiển hiện ngay trước mắt. Thế nhưng chúng luôn ở đó, và mọi người đều có thể tự do bước qua.

Người nhập cư Canada
Người nhập cư chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử Canada. Sau người Pháp và người Anh, dến năm 1753, những di dân Đức đã thành lập thị trấn đầu tiên có tên là Luneneburg ở Nova Sotia. Thị trấn nhỏ này sau trở thành trung tâm đóng tàu cực kỳ thịnh vượng ở miền duyên hải. Tiếp đó, người Thụy Điển, Nauy và Phần Lan lập thành những cộng đồng ở miền Tây. Một cộng đồng người Iceland kiến lập thị trấn thảo nguyên Gimli ‘’cổng vào thiên đường’’ đồng thời khuếch trương hai đặc sản nổi tiếng của Canada: Cá hồi trắng và cá trích vàng.

Thế kỷ 18 còn chứng kiến dòng người Đông Âu – Ukraina, Bal an, Slovakia, Croatia… – ‘’ những người mặc áo lông cừu’ ‘tràn vào Canada. Sau người Canada gốc Pháp thì người Ukraina có lẽ thường lớn tiếng về bản sắc dân tộc nhất. Biểu hiện cho di sản Ukraina là đủ loại báo chí, nhóm chính trị và các tổ chức luôn đi đầu trong việc tranh đấu đòi vị thế chính thức cho những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp.

Người châu Á cũng là một phần không thể tách rời của buổi đầu lịch sử di dân Canada. Nghèo đói là nguyên nhân khiến người Trung Quốc, người Nhật, người Pakistan và Ấn Độ rời bỏ quê hương bản quán. Từ bỏ những bãi vàng ở California nước Mỹ, những thợ mỏ Trung Quốc đầu tiên đã đến British Columbia; những người tiếp theo tới Canada hồi những năm 1880 và sung vào đội quân làm tuyến đường sắt Thái Bình Dương. Theo chân người Trung Quốc, người Nhật cũng sang đây. Người Nhật kiên cường và căn cơ nên đã phát đạt trong xã hội phân biệt chủng tộc ở Canada thời đó. Đến năm 1903, người Sikh tiếp tục lập nên một cộng đồng lớn ở xứ này.

Cộng đồng người Việt tại Canada
Trở ngại đáng kể nhất của cộng đồng người Việt tại Canada ngoài các dị biệt về tập quán và ngôn ngữ là vấn đề mưu sinh, vì nhiều người Việt đến nhằm thời điểm suy thoái của nền kinh tế Canada, hậu quả của chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới. Ngân sách quốc gia bị cắt giảm và việc làm trở nên khan hiếm đã buộc nhiều người phải làm bất cứ công việc nào tìm được, kể cả các công việc lao động chân tay cực nhọc chưa từng trải qua trước đây với số đồng lương tối thiểu. Trong thời kỳ này họ là thành phần nhân công bị sa thải trước nhất khi các công ty, hãn xưởng phải đóng cửa.

Theo thời gian, người Việt dần hội nhập được vào xã hội mới do sự cần cù chịu khó hoặc ý chí, nghị lực. Đại đa số hiện nay có việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn, từ đó giải quyết được các khó khăn về vật chất cũng như tinh thần. Người việt được kể là một trong các sắc tộc thành công và được xếp vào hàng trung lưu của xã hội, trong đó cộng đồng người Việt tại Montreal có khoảng 42.000 người., được coi là cộng đồng người Việt thành đạt nhất tại Bắc Mỹ.

Việc gìn giữ văn hóa truyền thống được cộng đồng người Việt đặc biệt quan tâm bằng cách thường xuyên tổ chức những ngày lễ như Tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, giỗ Hai Bà Trưng…Điều đáng mừng là nhiều người trẻ tuổi có ý thức rất cao trong việc học hành để vươn lên trong một đất nước mới đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.