Quả thực, “giấc mơ Mỹ” của ông Triệu Như Phát đến sớm hơn khi ông chỉ mất đến 3 năm để thực hiện nó. Năm 1978, ông chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek.
Ông Phát sinh ra tại Hải Phòng, đến năm 7 tuổi ông theo gia đình vào TP Hồ Chí Minh sinh sống. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty rồi làm thông dịch viên.
Không có tiền, không có kỹ năng gì đặc biệt cũng không có bất cứ ý tưởng gì để khởi nghiệp, ông Phát từng nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ mãi ở quận Cam nhỏ bé – nơi có hàng nghìn người Việt Nam đang sinh sống. Nhưng ông nhanh chóng nhận ra một điều rằng, thứ duy nhất ông có thể làm tại thời điểm đó chính là chăm chỉ làm việc hơn bất cứ ai khác.Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình. Chàng trai trẻ Triệu Như Phát khi đó không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm.
“Tôi tự dặn chính bản thân mình rằng, nếu tôi làm việc chăm chỉ gấp 3 lần người khác và làm cho mình bận rộn đến mức không có thời gian để tiêu tiền, thì trong vòng 10 năm tới tôi sẽ tích lũy được một khoản tiền kha khá để bắt đầu kinh doanh” – ông Phát chia sẻ.
Từ tay trắng biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực
Quả thực, “giấc mơ Mỹ” của ông Triệu Như Phát đến sớm hơn khi ông chỉ mất đến 3 năm để thực hiện nó. Năm 1978, ông chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek.
Sớm nhận ra việc người dân châu Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Lào nhập cư vào Mỹ gia tăng nhanh chóng, ông Phát đã lên ý tưởng xây dựng Little Saigon – “một thị trấn nhỏ của Việt Nam” để không chỉ phản ánh văn hóa và thương mại, mà còn đại diện cho câu chuyện về “giấc mơ Mỹ” của những người nhập cư.
Dồn hết tâm huyết vào Bridgecreek, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có khu thương mại Phước Lộc Thọ (tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
Sau gần 30 năm, công ty Bridgecreek phát triển rất mạnh và trở thành Bridgecreek Group Inc. chuyên đầu tư bất động sản ở nhiều nơi với số vốn lên đến khoảng hơn 500 triệu USD và có văn phòng toạ lạc tại Little Saigon.
Là CEO của Bridgecreek, ông Triệu Như Phát không chỉ phụ trách phát triển Cộng đồng Little Saigon với hơn 5.000 doanh nghiệp châu Á mà ông còn giám sát hoạt động của nhiều công ty trong lĩnh vực phát triển bất động sản, dịch vụ bất động sản và đầu tư. Năm 1981, ông đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang Trung Quốc và Đông Nam Á.
Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt – Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.
“Tôi thích làm một điều gì đó khác biệt. Mặc dù nó sẽ khó khăn hơn khi bạn bắt đầu chỉ với động lực và sự điên rồ, nhưng hãy cố gắng nắm bắt cơ hội” – cha đẻ của Little Saigon chia sẻ.
Thậm chí trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới cuối những năm 80, đầu những năm 90, ông Phát vẫn đạt được thành công khiến nhiều người ngỡ ngàng.
“Để sống sót trong giai đoạn suy thoái, tôi không đọc báo cũng như không nghe đài. Tôi cho rằng khi đã có đủ kiến thức về tài chính và có khả năng thương lượng, bạn có thể thành công. Đừng để ngoại cảnh tác động và làm chùn bước bạn” – ông Phát nói.
Khi chia sẻ về con đường lập nghiệp của mình với các bạn trẻ Việt Nam, ông Triệu Như Phát khẳng định: “Ở Việt Nam, nếu không có vốn trong tay, bạn sẽ không thể làm gì, thậm chí là nghĩ đến việc kinh doanh cũng khó. Nhưng ở Mỹ, mọi thứ đều có thể nếu như bạn có niềm tin”.
0 Comments